Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump (2017-2021), Việt Nam nổi lên như một trong những nước hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ thương mại của Trump trong nhiệm kỳ thứ hai này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt là nguy cơ bị áp thuế nhập khẩu hoặc các biện pháp trừng phạt thương mại.
Thặng dư thương mại tiếp tục quá lớn giữa Việt Nam và Mỹ khiến Việt Nam không thể lọt ngoài vào tầm ngắm của chính quyền Trump. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt hơn 108 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các đối tác song phương với Mỹ (sau Trung Quốc, Mexico, Canada), làm gia tăng nguy cơ Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Năm 2024, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Mỹ hơn 104,6 tỷ USD tăng 25,6% so với năm trước. Trump từng đe dọa đánh thuế hàng Việt Nam giống như đã làm với Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Liệu Việt Nam có thoát khỏi nguy cơ bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Trump? Có lẽ khó!
Thặng dư thương mại tiếp tục quá lớn giữa Việt Nam và Mỹ khiến Việt Nam không thể lọt ngoài vào tầm ngắm của chính quyền Trump. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt hơn 108 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các đối tác song phương với Mỹ (sau Trung Quốc, Mexico, Canada), làm gia tăng nguy cơ Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Năm 2024, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Mỹ hơn 104,6 tỷ USD tăng 25,6% so với năm trước. Trump từng đe dọa đánh thuế hàng Việt Nam giống như đã làm với Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Liệu Việt Nam có thoát khỏi nguy cơ bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Trump? Có lẽ khó!
Chính quyền Trump có chính sách bảo hộ mạnh mẽ, với ưu tiên “Nước Mỹ trên hết” (America First). Một trong những lý do chính khiến Trump từng áp thuế nhập khẩu mạnh với Trung Quốc là do thặng dư thương mại quá lớn. Việt Nam hiện có dấu hiệu đi theo con đường tương tự. Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu ít từ Mỹ, gây ra sự mất cân bằng thương mại song phương nghiêm trọng. Trong khi đó, Trump luôn muốn các nước nhập khẩu nhiều hơn hàng Mỹ để tạo việc làm cho người lao động Mỹ. Những yếu tố này có thể khiến Trump sẽ xem xét áp thuế nhập khẩu đối với hàng Việt Nam để điều chỉnh cán cân thương mại.
Khi thương chiến Mỹ – Trung nổ ra, Việt Nam đã trở thành nguồn cung ứng hàng đầu cho nhiều sản phẩm mà trước đây Mỹ nhập từ Trung Quốc, như điện tử, dệt may, giày dép, gỗ nội thất. Nhiều công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng chính quyền Trump có thể không phân biệt Việt Nam và Trung Quốc, mà chỉ nhìn vào con số thặng dư thương mại.
Thực tế Bộ Thương mại Mỹ đã mở nhiều cuộc điều tra chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm như thép, gỗ, pin mặt trời xuất xứ từ Việt Nam. Lần này, nếu Mỹ cho rằng Việt Nam tiếp tay cho Trung Quốc né thuế, họ có thể áp thuế mạnh giống như đã làm với Trung Quốc trước đây.